fbpx

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ THUẾ KHÔNG?

Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không?” Cũng giống như câu hỏi: “Văn phòng đại diện có phải đăng ký mã số thuế không?” được rất nhiều người thắc mắc. Đảm nhiệm tư vấn các thủ tục về thuế, kế toán cho các đơn vị thuê văn phòng tại Hanoi Office, chúng tôi xin tư vấn cho các khách hàng thông tin như sau.

Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không?

Trả lời là: Có
Theo luật pháp Việt Nam quy định: Văn phòng đại diện phải có mã số thuế và đăng ký thuế. Tuy văn phòng đại diện không phải nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc duy trì hệ thống kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam nhưng, văn phòng đại diện phải ghi chép, duy trì sổ sách ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt để giải trình các luồng tiền chuyển từ công ty mẹ vào.

Văn phòng đại diện phải tự tính toán các khoản khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu khi thực hiện thanh toán các khoản lương, thưởng, phí dịch vụ.

Bên cạnh đó, văn phòng đại diện cũng vẫn có thể phải lập báo cáo tài chính nội bộ theo yêu cầu của công ty mẹ.

Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào? Các trường hợp về thuế của văn phòng đại diện?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.” Vậy theo quy định, các trường hợp văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài được quy định như sau:

Tìm hiểu thêm: Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Trường hợp 1:

Nếu văn phòng đại diện chỉ thực hiện việc giao dịch, các công tác hành chính văn phòng và xúc tiến thương mại và không tiến hành hoạt động kinh doanh cũng như ký kết hợp đồng thì không phải nộp thuế. Ngoài ra, trong trường hợp này văn phòng đại diện bắt buộc phải có mã số thuế nhưng không phải nộp báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp 2:

Nếu có hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng thì văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài theo quy định tại Điểm 3.4, Mục II, Văn bản hợp nhất 33/2014/VBHN-BTC.

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện.

Như vậy chúng ta có thể kết luận, văn phòng đại diện khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì phải nộp hai loại thuế là thuế môn bàithuế thu nhập cá nhân. Và nếu không thực hiện các hoạt động kinh doanh thì văn phòng đại diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Quy định về mức lệ phí được ghi rõ trong Văn bản hợp nhất 33/2014/VBHN-BTC, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.

Mức lệ phí đối với các loại thuế của văn phòng đại diện

Lệ phí phải nộp đối với các loại thuế phải nộp của văn phòng đại diện có nhiều không? Đây là câu hỏi của không ít doanh nghiệp. Cùng Hanoi Office tìm hiểu ngay.

Thuế môn bài

Mức thu thuế môn bài áp dụng vào 3 bậc khác nhau.

Nếu có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì được xét vào bậc 1 với mức thuế là 3.000.000 cho một năm.

Nếu có vốn dưới 10 tỷ đồng thì xét vào bậc 2 với mức 2.000.000 đồng/năm.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác xét vào bậc 3 với mức là 1.000.000 đồng/năm.

=> Như vậy, trong trường hợp này, văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài với mức là 1.000.000 đồng/năm.

Có thể bạn quan tâm: Nộp thuế môn bài cho chi nhánh phụ thuộc

Mức nộp trên dựa theo căn cứ pháp luật: Theo điểm 1.3, Mục 1 của Văn bản hợp nhất 33/2014/VBHN-BTC thì các tổ chức kinh thế phải đóng thuế môn bài bao gồm:

  • “Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;
  • Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)… hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số);”
    Công văn số 1263/TCT-CS ngày 13/4/2011 có quy định rõ “Căn cứ các quy định nêu trên, nếu chỉ thực hiện việc giao dịch và xúc tiến thương mại, không hoạt động kinh doanh, không tiến hành thu – chi tiền thì văn phòng đại diện không phải nộp thuế môn bài. Trường hợp các văn phòng đại diện của Công ty có hoạt động kinh doanh thì các văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật.

Thuế thu nhập cá nhân

Dựa theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP thì song song với việc nộp thuế môn bài, văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên văn phòng đại diện.

Thủ tục và nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (Quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế. Và hồ sơ kê khai thuế cho cá nhân Việt Nam bao gồm những mẫu sau:

  1. Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 02/KK-TNCN) (Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)
  2. Bảng kê chi tiết thu nhập thường xuyên.
  3. Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 16/ĐK-TNCN) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) (Nếu có) kèm hồ sơ chứng minh

Sau khi thành lập, văn phòng đại diện cần lưu ý các thủ tục thuế này

Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi thên chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến các thủ tục thuế mà văn phòng đại diện phải lưu ý.

1. Lưu ý về quy định nộp thuế môn bài

Căn cứ và quy định pháp lý, văn phòng đại diện phải thực hiện các hoạt động sau: Đại diện, tiếp thị, tìm hiểu thị trường không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì sẽ không phải đóng thuế môn bài.

2. Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân đối với nhân sự của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có trách nhiệm phải khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương của nhân viên theo quy định.

3. Lưu ý về việc sử dụng và phát hành hóa đơn

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nên văn phòng đại diện không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.

Đừng bỏ lỡ: Hanoi Office hỗ trợ giải quyết thủ tục pháp lý từ a-z khi thuê văn phòng làm việc Hà Nội

Một số lưu ý khác sau thành lập văn phòng đại diện

  • Thực hiện treo biển tại văn phòng đại diện. Bao gồm các thông tin: Tên văn phòng đại diện, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản.
  • Nếu có bất cứ thay đổi nào có liên quan đến nội dung hoạt động và nội dung thể hiện trên của văn phòng đại diện thì cần phải làm thủ tục thay đổi ngay lập tức.

Vậy là Hanoi Office đã trả lời rõ ràng cho quý vị câu hỏi “Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không?” Hy vọng, bài viết này đã cung cấp thêm một số thông tin hữu ích, cần thiết. Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại website của chúng tôi. Để nhận tư vấn dịch vụ về Coworking Space, văn phòng ảo, văn phòng đại diện chuyên nghiệp liên hệ Hotline 085.339.4567 – 0904.388.909!

.