fbpx

Checklist công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2020

Công ty mới thành lập cần phải làm những gì? Đó là những lo lắng, băn khoăn của hầu hết các chủ doanh nghiệp mới thành lập công ty. Dưới đây là những công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2020.

Tìm hiểu thêm: 5 điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

1. Khai thuế môn bài

Đầu tiên, công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2019 đó là: Nộp tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.

Thời hạn nộp thuế môn bài

  • Trường hợp doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thời hạn khai và nộp thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng thành lập (theo giấy phép đăng ký kinh doanh)

Xác định mức thuế môn bài phải nộp

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế:

  • Nếu doanh nghiệp thành lập trước ngày 30/6 thì nộp cho cả năm
  • Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 thì chỉ nộp ½ năm

Các bậc thuế môn bài phải nộp

  • Bậc 1 (trên 10 tỷ đồng): Nộp 3.000.000 VNĐ/Năm
  • Bậc 2 (từ 5 tỷ đến 10 tỷ): Nộp 2.000.000 VNĐ/Năm
  • Bậc 3 (từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ): Nộp 1.500.000 VNĐ/Năm
  • Bậc 4 (dưới 2 tỷ): Nộp 1.000.000 VNĐ/Năm

2. Khai thuế GTGT

Xem ngay: Dịch vụ cho thuê văn phòng trọn gói tại Hà Nội – Hỗ trợ tư vấn từ A-Z

Căn cứ vào khoản 3c Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 (Có hiệu lực từ 01/09/2014) quy định:

Doanh nghiệp hay hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, dụng cụ, công cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

  • Doanh nghiệp mới thành lập tự áp dụng phương pháp “khấu trừ” thì gửi thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (mẫu 06/GTGT) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi đã gửi mẫu 06/GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.
  • Doanh nghiệp mới thành lập mà không tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính “trực tiếp”.

Với cả 2 phương pháp tính thuế GTGT trên dành cho doanh nghiệp mới thành lập thì việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo Quý. Sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý hay tháng, và áp dụng ổn định trong chu kỳ 3 năm.

Lưu ý: Công ty mới thành lập dù không phát sinh nghiệp vụ mua bán, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải làm tờ khai thuế GTGT để nộp cho cơ quan thuế

3. Khai thuế TNDN (Thuế thu nhập doanh nghiệp)

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/10/2014, kể từ quý 4/2014, doanh nghiệp không phải lập và nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN. Thay vì thế, doanh nghiệp chỉ nộp tiền thuế TNDN do doanh nghiệp tự tạm tính hàng quý.
Cuối năm, doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN.

4. Khai thuế TNCN (thu nhập cá nhân)

Đối với thuế TNCN, các kế toán lưu ý trường hợp thu nhập trả cho người lao động không thuộc diện phải khấu trừ thuế TNCN: Nghĩa là mức tiền lương của lao động < 9 triệu đồng (đã trừ tiền giảm trừ gia cảnh – nếu có) thì không phải nộp tờ khai tháng/quý (mẫu 02/KK-TNCN), nhưng vẫn phải nộp tờ khai quyết toán năm (mẫu 05/KK-TNCN).

Việc khai thuế theo tháng hoặc quý của cá nhân được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:

  • Cá nhân, tổ chức trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN từ 50 triệu VNĐ trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
  • Cá nhân, tổ chức trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

5. Đặt in và nộp thông báo phát hành hóa đơn

  • Đối với DN mới thành lập nhưng đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ và được cơ quan thuế chấp nhận: Tiến hành đặt in hóa đơn GTGT để sử dụng. Sau đó DN làm thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng (chậm nhất 5 ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đăng ký phát hành hóa đơn).
  • Đối với DN mới thành lập nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như trường hợp trên, kể từ ngày mua.

6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

Khi đã có hóa đơn, thì một trong những công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2019, đó là làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
Căn cứ vào Điều 27 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: Với riêng các DN mới thành lập, DN sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, DN có rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng của doanh nghiệp.

7. Lập tài khoản ngân hàng

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 18/6/2014: Những hóa đơn đầu vào có giá trị thanh toán > 20 triệu đồng bắt buộc phải chuyển khoản, thì tài khoản mới được khấu trừ thuế GTGT và ghi vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày mở tài khoản ngân hàng), công ty phải thực hiện thông báo số Tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo mẫu 08/MST.

8. Đăng ký lao động và BHXH

Nếu DN ký hợp đồng với người lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN: Kế toán đến cơ quan BHXH của quận để làm hồ sơ đóng bảo hiểm cho người lao động trong công ty.

Đừng bỏ lỡ: Mô hình văn phòng trọn gói thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hậu đại dịch

9. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

Một công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2020 đó là thông báo khấu hao tài sản cố định. Khi mua tài sản cố định mới thì kế toán cần lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định kể từ ngày phát sinh.

Nếu còn đang loay hoay tìm câu trả lời cho “Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì ?”…

tìm đến ngay với Hanoi Office – đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín và chuyên nghiệp nhất. Ở đây, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ mọi thủ tục liên quan tới việc thành lập doanh nghiệp cùng vô vàn tiện ích khác:

  • Cung cấp một địa chỉ kinh doanh chuyên nghiệp và hiện đại tại 1 trong 5 quận sầm uất nhất Hà Nội: Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Ba Đình
  • Miễn phí sử dụng phòng họp, phòng khách để tiếp khách
  • Đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp và xinh đẹp để xử lý những công việc trong phạm vi cho phép tại Hà Nội Office khi bạn vắng mặt.
  • Đặt bảng tên công ty tại vị trí ra vào dễ nhìn nhất giúp đối tác nhanh chóng nhận diện được thương hiệu của bạn
  • Dùng thoải mái điện, nước, điều hoà, internet tốc độ cao mà không lo đóng phí

Còn rất nhiều tiện ích, dịch vụ ưu đãi khác đang chờ bạn tại văn phòng đại diện Hanoi Office. 

Nhanh tay đăng ký ngay hôm nay để kịp hưởng ưu đãi duy nhất trong tháng 8 này: Cơ hội sử dụng 2 tháng miễn phí khi đăng ký dịch vụ trong 1 năm với chỉ, giá tốt nhất chỉ từ 650.000đ/ tháng

Trên đây là những công việc cần làm sau khi thành lập công ty trong năm 2019. Hy vọng các công ty sắp thành lập nắm được checklist công việc để làm việc hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn đang e ngại những thủ tục, công việc rườm rà khi thành lập công ty, đừng ngại nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo Hotline 085 339 4567 – 0904.388.909, nhân viên của Hanoi Office luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn hết sức có thể!

.