fbpx

Một vài điểm mới của các Nghị định có hiệu lực từ 01/01/2019

Hanoi Office đã tổng hợp các điểm mới của các Nghị định nổi bật sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 01/01/2019. Các doanh nghiệp nên chú ý để thực hiện đúng các quy định của Pháp luật.

Xem ngay: Tìm hiểu dịch vụ cho thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh – Nên hay không nên?

Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần

Theo nghị định 126/2017/NĐ-CP, sau khi cổ phần hóa, số tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp (DN) cổ phần hóa đối với DN không còn vốn Nhà nước được giải quyết như sau:

Đối với tài sản thừa: Bàn giao lại cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam

Đối với tài sản thiếu: Hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần, sau khi đã khấu trừ phần tiền khoản bồi thường của cá nhân, tổ chức.

Nghị định 126/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015.

Doanh nghiệp kinh doanh xổ số phải báo cáo hàng quý

Định kỳ mỗi quý và kết thúc năm, những doanh nghiệp nào kinh doanh loại hình xổ số phải lập và gửi báo cáo theo Nghị định 122/2017/NĐ-CP. Nghị định này quy định một số cơ chế đặc thù về việc quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp xổ số; Sở giao dịch Chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Các báo cáo bao gồm:

  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh (mẫu số 01/BCXS)
  • Báo cáo tình hình tiêu thụ vé (mẫu số 02/BCXS)
  • Báo cáo tình hình thực hiện kỳ hạn nợ và đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của đại lý xổ số (mẫu số 03/BCXS).
  • Báo cáo tình hình chi trả hoa hồng đại lý xổ số và chi ủy quyền trả thưởng của đại lý xổ số (mẫu số 04/BCXS).
  • Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước (mẫu số 05/BCXS).
  • Báo cáo doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bàn tỉnh, thành phố có phát hành xổ số điện toán và tình hình phân bổ, nộp ngân sách các tỉnh hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán của Vietlott (mẫu số 06/BCXS).

Doanh nghiệp có thể xem đầy đủ các biết mẫu này trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2017/NĐ-CP ngày 13/11/2017

Thủ tục nộp tiền để đảm bảo thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Trong Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định chi tiết trình tự, thủ tục và mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để đảm bảo được thi hành án. Trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về việc phải nộp 1 khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại phải hoàn thành việc nộp tiền.

Nội dung trong Nghị định này còn viết rằng: Nếu pháp nhân thương mại có một lý do bất khả kháng hoặc do tác động của điều kiện khách quan thì thời hạn này sẽ được tính lại.

Hình thức nộp tiền đảm bảo thi hành án là chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hàng án dân sự. Số tài khoản này được mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.

Tìm hiểu ngay: Văn phòng đại diện có phải đăng ký thuế không?

Áp dụng chương trình ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô

Đây có lẽ là một tin vui đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh ô tô. Chương trình ưu đãi thuế nằm trong Nghị định 125/2017/NĐ-CP (sửa đổi từ Nghị định 122/2016/NĐ-CP) quy định về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Doanh nghiệp lưu ý là chương trình ưu đãi thuế chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp đảm bảo được tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô. Hồ sơ đăng ký tham gia bao gồm:

Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Mẫu số 05 (01 bản chính) quy định tại Phụ lục II;

Giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật của nhà máy (01 bản chụp có chứng thực).

Nghị định 125/2017/NĐ-CP bãi bỏ Khoản 2 Điều 4 và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016.

Tài chính nhà nước được báo cáo công khai trên Internet từ 2018

Theo nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ công khai các thông tin trong báo cáo tài chính Nhà nước toàn quốc bằng 3 hình thức như sau:
  • Trên ấn phẩm niêm yết
  • Được đăng trên cổng thông tin điện tử
  • Hình thức khác (nếu có) phù hợp với quy định
Điều này sẽ dễ dàng cho các doanh nghiệp, cá nhân theo dõi tình hình tài chính của Nhà nước. Nghị định quy định là trong thời gian 30 ngày, tính từ ngày Báo cáo tài chính Nhà nước được thông báo trước Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ đăng công khai Báo cáo này.

Sửa đổi Nghị định về thu, nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước

Nghị định 123/2017/NĐ-CP bổ sung quy định về thu và nộp tiền thuê đất, mặt nước như sau:
  • Với trường hợp thuê đất, mặt nước theo kiểu thuê đất hàng năm thì chia làm 2 kỳ:

Kỳ 1 nộp tối thiểu 50% trước ngày 31/05. Kỳ 2 nộp số tiền còn lại trước ngày 31/10

  • Nếu thời điểm được xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê sau ngày 30/10 đến hết ngày 31/12 của năm thì việc nộp tiền sẽ phụ thuộc vào thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp tiền là trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký thông báo. Cả 2 trường hợp, nếu quá thời gian nộp tiền thuê của mỗi kỳ ghi trong thông báo của cơ quan thuế, người thuê ngoài việc nộp số tiền thuê thì phải nộp thêm tiền chậm nộp theo mức quy định.

Hình thức góp vốn đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí

Quy định về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này được ghi rõ trong Nghị định 124/2017/NĐ-CP. Các nhà đầu tư khi thực hiện góp vốn sẽ có 5 hình thức sau:
  • Góp vào công ty liên doanh, công ty điều hành
  • Gọi vốn của người điều hành
  • Mua cổ phần của công ty mà sở hữu một phần có thể là toàn bộ dự án dầu khí
  • Cho công ty điều hành vay vốn
  • Hình thức khác được Pháp luật quy định hoặc được sự cho phép của Thủ tướng.

Quy định về thời hạn nộp báo cáo định kỳ về điều tra Hình sự

Thời hạn nộp báo cáo này được nghị định 128/2017/NĐ-CP quy định như sau:

>> Những bộ sau: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm soát nhân dân tối cao có thời gian nộp báo cáo định kỳ như sau:

  • Với báo cáo 3 tháng, nộp trước 15/01
  • Với báo cáo 6 tháng, nộp trước 15/04
  • Với báo cáo 9 tháng, nộp trước 15/07
  • Với báo cáo hàng năm, nộp trước 15/10

>> Bộ Công an sẽ nộp báo cáo định kỳ về điều tra Hình sự như sau: Báo cáo 3 tháng – nộp trước 15/02; báo cáo 06 tháng – nộp trước 15/5; báo cáo 9 tháng – nộp trước 15/8; báo cáo hàng năm – nộp trước 15/11.

Bộ Công an phải gửi báo cáo đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các bộ còn lại chỉ gửi báo cáo đến Chính phủ (thông qua Bộ Công an).
Bạn có thể tham khảo thêm các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp tại: https://hanoioffice.vn/
.